COLLAB LÀ GÌ?
Collab là từ viết tắt của Collaboretion được dịch sang tiếng việt có nghĩa là quá trình làm việc hay quá trình hợp tác của hai bên hay của nhiều cá nhân trong một tổ chức, một doanh nghiệp,… để có thể hoàn thành được nhiệm vụ. Nền tảng của quá trình hợp tác với nhau đó chính là sự bình đẳng, tuy nhiên thì nó vẫn rất cần đến vai trò của các cấp lãnh đạo, dù cho bản chất của vai trò này chính là bình đẳng và sự tôn trọng lẫn nhau. Cùng chúng tôi nghiên cứu kĩ hơn về collab là gì và những thông tin có được xoay quanh chúng ta nhé.
Sự hợp tác mang ý nghĩa khá là quan trọng trong sự nghiệp phát triển của doanh nghiệp và thành công của quá trình hoạt động theo nhóm và đôi khi đó là mối quan hệ của một số quốc gia hay một số khu vực.
I.Collab là gì?
Chúng ta thường hay nhắc đến rất nhiều những định nghĩa về vấn đề làm việc nhóm hai người hay là làm việc nhóm với nhiều người,… tuy vậy nhưng không phải ai cũng có thể hiểu được rõ bản chất của quá trình khi tiến hành thực hiện việc làm việc nhóm nhiều người hay chỉ hai cá nhân đó. Ở trong tiếng anh, chúng ta thường hay sử dụng collab mỗi khi có nhắc đến bản chất của quá trình khi làm việc nhóm này. Vậy thì collab là gì?
1.Định nghĩa:
Theo như từ điển anh – việt thì collab được hiểu theo nghĩa là sự cộng tác.
Ví dụ:
Những học sinh ở trong lớp đang không ngừng hỗ trợ hợp tác để có thể cùng nhau hoàn thành bài thuyết trình trước lớp.
Trái nghĩa với cộng tác là: không hợp tác, bất hợp tác,…
2.Tìm hiểu sâu hơn – sự hợp tác là gì?
Như đã được đề cập ở trên thì collab chính là sự hợp tác và chính là quá trình làm việc giữa 2 bên hay giữa nhiều cá nhân với nhau hoặc quá trình làm việc của các tổ chức này với các tổ chức khác hay là sự kết hợp của chính phủ này với chính phủ khác để có thể cùng nhau hoàn thành được một nhiệm vụ hay một mục tiêu đã được đề ra ngay từ thời điểm ban đầu.
Ở trong một số trường hợp khác thì collab cũng có thể được hiểu đó chính là một sự phối hợp hoặc là làm việc cùng với nhau để cùng cộng tác được với nhau xung quanh 1 tầm nhìn chung nào đó để có thể đạt được kết quả đến từ sự nổ lực chung của tất cả mọi người. Mặc dù vậy sự hợp tác cũng cần dựa trên nền tảng tinh thần bình đẳng để có thể cùng nhau hoàn thành được một nhiệm vụ nhưng trên thực tế mỗi nhóm, mỗi tổ chức hay mỗi cá nhân được hợp tác với nhau đều cần phải có sự lãnh đạo dù cho hình thức lãnh đạo chỉ mang lại tính xã hội và bình đẳng là chủ yếu.
Tuy nhiên thì hiểu collab là làm việc cùng với nhau đã làm khuất đi quá trình làm việc hợp tác khá phức tạp và khó khăn hơn so với thực tế của các quá trình hợp tác. Vì có lẽ đôi khi, chính sự hợp tác có liên quan đến hai hay nhiều đối tượng thông thường sẽ không được hoàn toàn làm việc cùng với nhau. Ví dụ như, một cá nhân ở trong doanh nghiệp này tham gia hợp tác với doanh nghiệp bên đối thủ để có thể thực hiện được việc bán được những thông tin bảo mật của bên doanh nghiệp cho họ.
Sự tham gia hợp tác tinh tế ở chỗ hai cá nhân hay ở nhiều nhóm có thể được làm việc cùng với nhau cho dù là mục tiêu ban đầu có đối lập đi chăng nữa, sau một khoảng thời gian họ làm việc cùng với nhau để từ đó tìm ra được mục tiêu chung của mình. Mọi sự hợp tác đều có thể dẫn đến việc tranh cãi giữa những thành viên trong tổ chức với nhau trong quá trình làm việc. Trong trường hợp sự tranh cãi này được diễn ra lâu, dài và không đi được đến hướng giải quyết tốt nhất thì có lẽ lúc này sự hợp tác sẽ không được tiếp tục.
Dù cho sự tranh cãi có thể được xảy ra và kéo theo đó là những xung đột không đáng để có nhưng nếu như trong quá trình của việc hợp tác không diễn ra những tranh luận như thế này, không có các cuộc thảo luận theo những hình thức đa chiều hoặc một chiều thì có nghĩa là không có điều kiện cho mọi người được bày tỏ quan điểm cá nhân khi xảy ra bất đồng trong quá trình hợp tác hay làm việc cùng nhau, để đưa ra được sự đàm phán cuối thì những sự hợp tác đó cũng xem như là không mang lại được sự thành công.
Thành công đều phụ thuộc hoàn toàn vào vấn đề các cộng tác viên cho nhu cầu trong việc đàm phán như thế nào.