Công suất CV là gì
Công suất CV là gì? Chắc hẳn những ai trong số chúng ta cũng từng đặt ra câu hỏi này khi lần đầu mới làm quen hay sử dụng các máy móc và thiết bị công suất lớn trong trong đình hay tham gia hoạt động sản xuất công nghiệp. Vậy thực chất Công suất CV là gì và ý nghĩa của thông số này mà chúng ta cần phải nắm biết trước khi mua hay sử dụng.
Công suất CV là gì?
Công suất CV là từ gốc bắt nguồn từ tiếng Pháp CV ( Viết tắt của từ tiếng Pháp) - Chevaux Vapeur : được mọi người hay gọi là mã lực (HP). Trong nội dung dưới đây ta sẽ trao đổi ý nghĩa CV dưới dạng HP vì trên bảng thông số các thiết bị máy móc đa số sẽ dùng ký hiệu HP thay cho CV.
Chevaux Vapeur được hiểu là Sức Ngựa của một mấy động cơ hơi nước.
Tới đây ta có thể hiểu được hoàn cảnh ra đời của thuật ngữ này chính là thời kỳ chuyển giao, bùng nổ ngành công nghiệp máy hơi nước ở ở Châu Âu vào Thế Kỷ 18 và đầu thế kỷ 19.
Nó cũng là một đơn vị để tính thuế mã lực của Pháp, tương tự như RAC HP của Anh (tất nhiên trong nội dung bài này chúng ta sẽ không đi sâu và tìm hiểu đơn vị này)
Mã lực dân gian và mọi người vẫn hay gọi bình dân là sức ngựa và cũng có thể hiểu đó là thông số HP ( horse power ) là một loại đơn vị dùng để mô tả công suất. Nó được định nghĩa là công suất cần thiết để nâng một vật thể có Trọng Lượng Tĩnh là 75 kg lên độ cao 1 mét (1m) trong khoảng thời gian 1 giây (1s) ta có thể hiểu 1 HP = 75 kgm/s. ( kg*m/s )
Trong thực tế đời sống hiện nay đặc biệt những khu vực ít dùng đơn vị Mã Lực (HP) thường là các khu vực thuộc Châu Á trong đó có Việt Nam chúng ta. Để giúp chuyển đổi nhanh chóng giữa các giá trị đơn vị Mã Lực (HP) và kW (Kilô Watt) người ta hay dùng các hệ số tương đối như sau:
1 HP = 0,736kW ; hoặc
1 kW = 1,36 HP.
Minh họa trên có thể hiểu như sau: Con tàu đánh cá có công suất là 300 mã lực, thì có nghĩa là có 300 * 0,736= 221 kW.
Trong thực tế thì Bảng Trị thông số máy móc ngày này thường người ta sẽ để cả giá trị Mã Lực và công Suất đơn vị Watt đồng thời trên bảng thông tin kỹ thuật máy móc.
Lịch sử và sự ra đời
Trước khi bùng nổ cách mạng công nghiệp lần thứ nhất tại châu âu, đưa máy công nghiệp hơi nước vào sử dụng thì bạn có biết nguồn công chính được sử dụng để làm các công việc nặng là gì không?
Vâng đó chính là Ngựa, bạn có thể thắc mắc tại sao không phải trâu bò hay lừa la như ở Châu Á? Đơn giản thôi vì đơn vị Mã Lực được định nghĩa tại châu âu nới Ngựa được sử dụng phổ biến như xe máy ngày nay ở nước ta.
Bạn có thể hình dung đơn giản để kéo những thùng nước từ dưới giếng sâu với khối lượng tĩnh từ 30-50Kg thì thật sự một con người là không thực hiện nổi nhiều lần, nên thay vào đó người ta dùng sức của một con ngựa buộc dây vào và cho nó kéo. Thế đấy sức ngựa ra đời qua ví dụ trên có thể hiểu sức ngựa ban đầu được hiểu chính là sức kéo của một con ngựa.
Ngựa, sức ngựa, mã lực
Nhà nước Việt Nam đã ban hành các loại văn bản quy định về các loại đơn vị đo lường hợp pháp lừ năm 1960. Trong các văn bản đó có quy định đơn vị cho công suất là Watt (W). Nhưng do thói quen và vẫn còn những ảnh hưởng nhiều từ nên giáo dục Pháp cũ, nhiều người còn quen dùng đơn vị đo lường như mã lực, sức ngựa,... để quy ước về giá trị công suất
Phải nói lại từ thời các mạng công nghiệp, khi mới phát minh ra máy động cơ hơi nước, người ta đã đặt ra nhiều câu hỏi trong đó quan trọng là không biết lấy gì để phân loại sức mạnh của các cổ máy, về sau có sáng kiến dùng sức ngựa để đo lường. Mã lực hay sức ngựa theo đơn vị đo lường của Anh Quốc quy định bằng 745.7 Watt (W), trong khi sức ngựa (cheval, cheval-vapeur, viết tắt CV) theo quy ước đo lường của nước Pháp chỉ bằng 735.5 Watt (W). Các đơn vị đo lường này chênh lệch khoảng 10 Watt (W). Hiện tại nhiều người vẫn dùng lẫn lộn các thông số này khi nói hay viết. Còn ngựa là tên gọi tắt của sức ngựa. Thực tế Mã Lực thường chỉ những con ngựa được dùng trong quân đội hay kéo xe có tốc độ nên Mã Lực được xem là gấp đôi sức ngựa thường.
Theo hệ thống các đơn vị đo lường quốc tế viết tắt là SI được công bố 23/12/1975, ngoài việc thống nhất việc tính toán công suất bằng Watt (W) thì người ta còn quy định rằng cấm dùng các đơn vị tính toán công suất khác nằm ngoài hệ thống này.
Ý nghĩa của việc hiểu thông số công suất
- Đáp ứng đúng nhu cầu sử dụng trong thực thế sử dụng và sản xuất. Ví dụ việc chọn công suất máy kéo lớn hơn giúp đảm bảo những công việc nặng hơn mà máy có thể làm.
- An toàn trong việc sử dụng tránh tình trạng quá tải gây cháy nổ, hư hỏng.
- Cân đôi mục đích sử dụng và chi phí, ngân sách cần bỏ ra. Những máy móc thiết bị có công suất lớn hơn giá thành sẽ cao hơn.
Trên đây là bài viết giới thiệu về Công Suất CV là gì? Mong là đã cung cấp được những thông tin bổ ích mà bạn đang tìm kiếm.