CÔNG TY VAMC LÀ GÌ?
Công ty VAMC là gì? Cách thức xử lý nợ xấu như thế nào? Đây có lẽ chính là những câu hỏi của khá nhiều cá nhân trong bối cảnh thị trường kinh tế tự do như hiện nay, bên cạnh đó là tình hình nợ xấu vẫn luôn là một trong những vấn đề nan giải trong nền kinh tế của nước ta.
I.Công ty VAMC là gì?
VAMC là viết tắt của VIETNAM ASSET MANAGEMENT COMPANY hay còn được biết tới với cái tên là công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn một thành viên quản lí tài sản của tổ chức tín dụng Việt Nam được thành lập nên và hoạt động căn cứ theo Nghị định 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ và quyết định 843/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ, bên cạnh đó là quyết định 1459/QĐ-NHNN vào ngày 27/06/2013 theo thống đốc của ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Vào ngày 01/10/2013 công ty VAMC chính thức được đi vào hoạt động theo trích dẫn của lời từ giới thiệu thì VAMC chính là một công cụ rất đặc biệt của Nhà nước nhằm mục đích góp phần xử lý nhanh chóng nợ xấu, giảm thiểu mức rủi ro và lành mạnh hóa tài chính cho các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp để thúc đẩy việc tăng trưởng tín dụng để hợp lý hóa nền kinh tế. Công ty VAMC có mức vốn điều lệ là 500 tỷ đồng và hoàn toàn thuộc quyền sở hữu Nhà nước dưới sự quản lý của thanh tra và giám sát của Ngân hàng nhà nước.
II.Công ty VAMC có những hoạt động gì?
Công ty VAMC được biết đến đó là một Tổ chức thực hiện các hoạt động thu mua và giải quyết những vấn đề về nợ xấu cho những doanh nghiệp tín dụng. Vậy công ty VAMC có những hoạt động gì?
Tiến hành việc tiến hành thu hồi nợ và xử lý giải quyết những tài sản có liên quan.
Mua lại nợ xấu từ những ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
Tiến hành thực hiện việc xem đầu tư và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng và tiến hành việc khai thác sử dụng, cho thuê những tài sản đã được tịch thu thay nợ.
Cơ cấu để giải quyết những khoản nợ xấu để chuyển thành vốn và cổ phần của khách cho vay.
Tiến hành thực hiện các hoạt động quản lý, giám sát và kiểm tra tài sản các tài sản đã tịch thu có mối liên quan đến nợ xấu gồm có hồ sơ và tài liệu khác liên quan.
Môi giới, tư vấn để thực hiện giải quyết nợ xấu và tài sản có liên quan.
Tiến hành việc bảo lãnh cho những tổ chức, cá nhân và các doanh nghiệp vay vốn của những tín dụng đang trong tình trạng nợ xấu.
Các công ty VAMC tập trung xử lý khối lượng nợ xấu trong những năm gần đây khá lớn, bên cạnh nổ lực trong việc giảm thiểu tình hình nợ xấu của chính các công ty tín dụng thì VAMC đã giúp cho giãn nợ xấu một các đáng kể cho những Ngân hàng trong khoảng thời gian vừa qua. Dù cho nợ xấu của toàn hệ thống Ngân hàng đã giảm nhưng điều đó không có nghĩa là tỷ lệ nợ xấu ở mọi ngân hàng đều thấp, có một số ngân hàng dù cho rủi ro cao nhưng vẫn chạy theo những khoản tín dụng lớn để có thể hưởng lợi ở mức cao, gây ra tình trạng nợ xấu và không có khả năng chi trả.
III.Nợ xấu được VAMC giải quyết như thế nào?
VAMC được tạo nên với mục đích là để giải quyết tình trạng nợ xấu hiện có của nền kinh tế. Như thường lệ, VAMC sẽ tiến hành mua lại nợ xấu của các công ty Tín Dụng bằng tiền và tiếp theo đó tìm cách giải quyết những vấn đề này với hướng giải quyết tối ưu nhất có thể. Để có thể giải quyết một vấn đề nợ xấu trung bình có thể phải kéo dài khoảng 5 năm, ngoài ra yêu cầu một tiềm lực kinh tế mạnh, số này có thể được trích từ nguồn ngân sách quốc gia.
IV.VAMC mang lại những cơ hội và thách thức gì?
1.Điểm mạnh của VAMC:
Đã có thể xác định được hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất và bên cạnh đó là cơ sở cho hoạt động xử lý việc mua bán nợ những tài sản thế chấp có liên quan.
Đã tiến hành thực hiện những bước đầu trong công tác giải quyết, sắp xếp và phân loại nợ, các tài sản thế chấp – nợ có liên quan và đối tượng khách hàng.
2. Điểm mạnh của VAMC:
Ở Việt Nam hệ thống pháp lý cho các hoạt động mua bán giải quyết nợ xấu còn khá yếu kém. Vẫn còn nhiều quyết định và giải pháp vẫn chưa được Nhà nước ban hành.
Các thủ tục hành chính vẫn còn khá phức tạp.
Vẫn còn khó khăn về nhiều mặt trong nguồn lực ngân sách tài chính quốc gia.
Còn khá phụ thuộc vào thị trường bất động sản và gặp nhiều bất cập trong việc mua bán, thế chấp các tài sản có liên quan.