CONSULT LÀ GÌ?
Consult là một cụm từ nhận được khá nhiều sự quan tâm, đặc biệt là đối với giới trẻ hiện nay. Vậy consult là gì? Và consult sẽ là người làm những công việc gì? Và cần phải có các kĩ năng nào để có thể trở thành consult. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.
I.Consult là gì?
Consult là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ nhân viên tư vấn hay còn được gọi với cái tên là tư vấn viên. Đây chính là những người sẽ hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau cùng với chức năng là làm người tư vấn. Họ có công việc chính là đưa ra những lời để giảng giải, góp ý, đưa lời khuyên và những cách giải quyết tối ưu nhất dành cho khách hàng, những người cần có sự tư vấn và giúp đỡ. Bởi vì tính chất của công việc chỉ là đưa ra những lời khuyên để có thể tìm ra phương hướng hay hướng để xử lý vấn đề nên các consult sẽ không có quyền được quyết định các lựa chọn của khách hàng.
Vai trò của công việc tư vấn:
Có vai trò giúp cho khách hàng hay những người cần được tư vấn có thể có khả năng tự ý thức được về chính bản thân và về thực tại để căn cứ vào đó có thể biết cách phòng về hay để bảo vệ bản thân.
Bên cạnh đó còn giúp cho con người trong việc thống nhất xét về mặt cảm xúc và hành vi cũng như về mặt thái độ. Với những việc này, không chỉ đơn giản là dựa trên kĩ năng chuyên môn mà còn có yêu cầu về thái độ phải thật tốt để có thể có khả năng tạo được sự tin tưởng cho những người khác.
Giúp trong việc hoạch định, định hướng tương lai cuộc đời của những cá nhân khác và giúp cho những cá nhân đó thấy được giá trị và cũng như mục tiêu của bản thân họ và từ đó tiếp tục phấn đấu phát huy tiềm năng vốn có của họ.
Ngoài ra, họ còn là người giúp cho những cá nhân khác yêu thương bản thân mình hơn và phải biết trân trọng bản thân, đáp ứng thích nghi được công việc và môi trường.
II.Các vị trí công việc của consult:
1.Tư vấn hệ thống:
Họ là những cá nhân mang nhiệm vụ tiếp cận – khảo sát và tư vấn về hệ thống cho những doanh nghiệp. Họ chính là những người sẽ gặp khách hàng trực tiếp để có thể tìm hiểu và nắm bắt về những nhu cầu có mối liên hệ đến hệ thống và tư vấn cho các khách hàng, giải đáp những thắc mắc của họ. Bởi vì đặc thù của công việc đó là cần có sự trao đổi thường xuyên với khách, đồng hành cùng với họ gần như là cả quá trình kể từ khi bắt đầu tư vấn cho đến khi được triển khai và chăm sóc khách sau khi đã kí được hợp đồng. Vì vậy, tư vấn hệ thống chính là những người có thể hiểu rõ nhất về hệ thống cũng như nghiên cứu một cách kỹ lưỡng về quy trình quá trình hoạt động và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, khách hàng. Để từ đó đưa ra được các hướng giải quyết vấn đề tối ưu nhất cho họ.
Tư vấn viên hệ thống có công việc không hề đơn giản, nó yêu cầu những cá nhân ngoài những kỹ năng giao tiếp và thuyết phục trước khách hàng cũng cần phải có nền tảng kiến thức chuyên môn về mảng hệ thống, công nghệ, phần mềm, biết cách để quản lý và đưa ra các giải pháp một cách kịp thời đến khách hàng. Vì vậy, đa phần nghề này thường có yêu cầu về kinh nghiệm, nhu cầu bên ngoài thị trường và hiểu biết của khách hàng.
2.Tư vấn tuyển sinh:
Những người tư vấn tuyển sinh chính là nhữn người có nhiệm vụ chủ động trong việc liên lạc thông qua điện thoại hoặc trực tiếp làm việc với những đối tượng học viên và tư vấn cho họ về các khóa học, các khóa đào tạo tại trường, tại các trung tâm,… dựa theo danh sách đã được cung cấp và giúp giải đáp các thắc mắc cũng như thuyết phục các đối tượng học sinh – sinh viên trong việc đăng kí tham gia các khóa học, chương trình đào tạo mà trung tâm tổ chức.
Bên cạnh thì các tư vấn viên tuyển sinh còn có nhiệm vụ trong vấn đề giúp đỡ để các học viên có thể hiểu được rõ hơn những chương trình đào tạo, lắng nghe các ý kiến và cả sự phản hồi của họ, tiếp nhận và xây dựng, phát triển những chương trình đào tạo được ngày càng hiệu quả hơn.
Đối với nghề tư vấn tuyển sinh này thì không có quá nhiều sự khắc khe xét về mặt yêu cầu kinh nghiệm. Cơ hội luôn được mở rộng dành cho những bạn trẻ mới vừa ra trường hay cả những bạn sinh viên muốn làm thêm cũng có thể lựa chọn công việc này.