LED DRIVER LÀ GÌ?
Kể từ thời điểm xuất hiện, đèn led đã nhanh chóng được đưa vào ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Thay vì phải sử dụng tắc te như các loại đèn điện truyền thống, thì hiện nay đèn led dùng led driver để nâng cao hiệu suất chiếu sáng và tiết kiệm chi phí cho nguồn điện năng sử dụng lên đến 3 lần. Vậy led driver là gì? Cùng tìm hiểu với chúng tôi qua nội dung của bài viết dưới đây nhé.
I.Tìm hiểu tổng quan về Led Driver:
1.Led driver là gì?
Led driver còn được gọi với tên gọi khác là nguồn Led. Hoặc trình điều khiển Led là 1 nguồn điện khép kín để có thể kiểm soát điện áp và dòng điện được cung cấp cho đèn Led.
2.Led driver có vai trò gì đối với đèn Led:
Nguồn led có vai trò khá quan trọng trong các hoạt động phát sáng của đèn led. Nó cung cấp nguồn điện áp thích hợp và giúp cho việc đảm bảo ổn định các hoạt động của đèn led.
Trong suốt quá trình hoạt động nếu có xảy ra một sự thay đổi nhỏ, điều đó cũng sẽ khiến cho đèn gặp phải vấn đề. Vì vậy nên chúng ta sẽ bảo vệ đèn led khỏi những biến động của điện áp hay biến động của dòng điện.
Giúp cho đèn led được chiếu sáng một cách ổn định và kéo dài tuổi thọ cho đèn led.
Bên cạnh đó, bộ nguồn điện còn có khả năng bảo vệ toàn diện, nâng cao độ bền cho trình điều khiển đèn led. Trong trường hợp gặp phải các lỗi như điện thấp áp vào cao áp cho cả đầu ra và đầu vào, tải mở và đầu ra sẽ được xử lí. Tính năng bảo vệ thích ứng nhiệt độ tại bộ vi mạch cũng giúp cho việc quản lí sức nóng đèn led được hiệu quả tối ưu hơn.
II.Cấu tạo của Led driver (bộ nguồn đèn led):
1.Các bộ phận chính của Driver Led:
a. Biến áp:
Chất lượng của biến áp có tác động quyết định đến chất lượng cũng như khả năng của việc tiết kiệm điện.
Biến áp giúp cho vấn đề hạ điện áp xuống ngưỡng điện áp hoạt động đèn led.
b. Diode chỉnh lưu:
Bộ phận này có vai trò trong việc biến đổi dòng điện xoay chiều AC thành dòng điện một chiều DC.
c. Tụ hóa:
Tụ lọc nguồn đầu ra: Những tụ lọc thứ cấp sẽ liên tục lọc điện áp đầu ra để trở thành điện áp một chiều giúp cho đèn chiếu sáng được ổn định hơn.
d. Mosfet công suất:
Đây chính là bộ phận có vai trò quan trọng nhất trong nguồn led driver. Bộ phận mosfet này có thể được đóng cắt với tần số cực kì cao. Cấu tạo của mạch điện nguồn đèn led có chất lượng tốt tính tới thời điểm hiện nay.
2. Những bộ phận khác có trong nguồn Led:
Cầu chì: để giúp bảo vệ nguồn khi bị ngắn mạch.
Tụ lọc áp: có vai trò phân dòng và loại bỏ các nhiễu áp cao để tăng tuổi thọ cho đèn led.
Tụ lọc nhiễu: dùng để lọc nhiễu cao tần, có thể chính là xung xuất hiện khi có sét đánh hay do những thiết bị điện khác gây ra đi theo đường điện lưới để từ đó đi vào mạch.
Tụ chống sét: Loại tụ này được mắc song song với nguồn AC IN và nằm sau cầu chì.
Tản nhiệt có công dụng trong việc khuếch tán nhiệt ra bên ngoài cho bộ nguồn và hạn chế tối đa tình trạng căng thẳng nhiệt.
III.Nguyên lí của mạch Led driver:
1.Khối 1:
Cầu đi ốt có nhiệm vụ chỉnh lưu và biến nguồn xoay chiều AC đầu vào thành dòng điện 1 chiều DC.
2.Khối 2:
Đây được xem là bộ phận trái tim của bộ nguồn driver gồm có IC điều khiển cùng bộ đóng ngắt Mosfet.
Nguyên lí hoạt động của khối này là có thể tạo nên các xung dao động một chiều, làm cả 4 khối hoạt động.
Dòng điện khi có các sự thay đổi thì IC sẽ điều khiển để đóng ngắt mosfet giúp cho đảm bảo công suất.
3. Khối 3:
Đây là khối có chức năng làm phẳng xung điện ở đầu ra của Mosfet. Khi xung một chiều đi ra khỏi Mosfet do các hoạt động đóng ngắt của Mosfet nên xung sẽ không được phẳng mà sẽ bị nhiễu kim.
Khối 3 có chức năng làm phẳng xung điện, loại trừ đi nhiễu áp cao từ đó giúp cho tăng tuổi thọ của các loại bóng đèn led.
4. Khối 4:
Khối điều chỉnh cho ngưỡng điện áp xuống các mức hoạt động của đèn led là 10V, 12V hoặc 24 VDC.
5. Khối 5:
Đây chính là bộ tụ điện để lọc điện áp đầu ra, giúp cho ánh sáng phát ra từ chip được ổn định
Đối với bộ nguồn chất lượng kém thì tụ điện không đủ lớn để xử lý.
6. Khối 6:
Khối cuối cùng này chính là đèn led. Chip led có trong thân đèn phát sáng một khi có dòng điện chạy qua là cho đi ốt có thể phát sáng.