METADATA LÀ GÌ?
Metadata là gì? Chúng có thể mang lại được những lợi ích gì cho người sử dụng? Chính là những thắc mắc phổ biến của khá nhiều người khi mới bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu về digital marketing. Nếu như bạn cũng vẫn chưa tìm được câu trả lời cho những thắc mắc của mình thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để có thể trau dồi thêm vốn kiến thức cho mình nhé.
I.Metadata là gì?
Metadata – Siêu dữ liệu chính là một dạng dữ liệu được sử dụng để miêu tả về dữ liệu. Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản thì metadata chính là thông tin về thông tin và dữ liệu về dữ liệu. Theo những tài liệu khác thì metadata được xác định đó là dữ liệu để mô tả những thuộc tính của đối tượng thông tin và trao cho những thuộc tính này ý nghĩa, tổ chức và cả khung cảnh. Siêu dữ liệu còn được định nghĩa đó là dữ liệu mà có cấu trúc về dữ liệu .Thuật ngữ meta này có nguồn gốc xuất phát từ Hy Lạp và chúng được sử dụng để chỉ bản chất là cao hơn về 1 cái gì đó.
Ở trong thực tế thì metadata – siêu dữ liệu có thể được thể dưới những dạng như:
Xét trong kho dữ liệu thì siêu dữ liệu chính là dạng định nghĩa dữ liệu, cụ thể là các bản, cột, báo cáo, luật của doanh nghiệp hay qui tắc biến đổi. Có thể hiểu một cách đơn giản thì siêu dữ liệu bao quát kho dữ liệu trên toàn bộ những phương tiện.
Xét trong cơ sở dữ liệu quan hệ thì siêu dữ liệu có thể được hiểu là định nghĩa cột, view, bảng hay các cơ sở dữ liệu cùng với nhiều đối tượng khác.
Xét trong cơ sở dữ liệu thì siêu dữ liệu chính là những sửa đổi được thể hiện dưới dạng biểu diễn khác nhau của các đối tượng có ở trong cơ sở dữ liệu.
II. Metadata nhất định phải có những yếu tố nào?
Trong metadata – siêu dữ liệu có ba yếu tố nhất định phải có đó là:
Cấu trúc của dữ liệu.
Thuật toán để tổng hợp dữ liệu.
Ảnh xạ để có thể xác định được sự tương ứng về các dữ liệu có từ môi trường tác nghiệp để từ đó chuyển sang kho dữ liệu.
Metadata có chức năng là mô tả dữ liệu, do vậy nên khi mà dữ liệu được đưa đến người sử dụng cuối cùng thì khi đó siêu dữ liệu sẽ tiến hành thực hiện cung cấp những thông tin cần thiết để giúp họ có thể hiểu được rõ hơn về bản chất của dữ liệu mà họ đang có. Những thông tin này đóng vái trò quan trọng trong việc giúp cho những người sử dụng đưa ra được quyết định phù hợp và đúng đắn nhất khi sử dụng dữ liệu.
Tuy nhiên còn tùy thuộc vào mục đích khi sử dụng mà từ đó nội dung và cấu trúc của metadata – siêu dữ liệu có những sự khác biệt giữa từng loại dữ liệu với nhau. Và nhìn chung thì metadata – siêu dữ liệu sẽ có một số loại thông tin cơ bản như sau:
Thông tin mô tả bản thân của siêu dữ liệu.
Thông tin của dữ liệu mà siêu dữ liệu mô tả.
Thông tin của những cá nhân hay những tổ chức có sự liên quan đến dữ liệu và siêu dữ liệu.
III.Những dạng metadata:
Sự hiện diện của siêu dữ liệu được thể hiện theo nhiều sắc thái và nhiều dạng khác nhau và sẽ mang theo những thông tin mang tính bổ sung về nơi mà tạo ra 1 tài nguyên như: Ai là người tạo? Lần truy cập cuối cùng là khi? Nó mang ý nghĩa gì? Và cùng với nhiều chi tiết khác
Cũng giống với những thẻ thư viện hay các mô tả của sách, metadata mô tả những đối tượng và bổ sung vào đó nhiều sắc thái cho cách thức những đối tượng này thể hiện. Hiện tại có ba dạng siêu dữ liệu chính đó là mô tả, cấu trúc và quản trị.
Siêu dữ liệu mô tả: Bổ sung thông tin về cá nhân tạo ra tài nguyên và tài nguyên đó là gì và gồm có những gì. Trong trường hợp chú giải ý nghĩa thì điều này được thể hiện tối ưu nhất.
Siêu dữ liệu cấu trúc: Đối với dạng siêu dữ liệu này thì gồm những dữ liệu bổ sung về cách thức của những yếu tố dữ liệu tổ chức (những mối quan hệ và những cấu trúc mà chúng hiện đang tồn tại).
Siêu dữ liệu quản trị: là những thông tin về nguồn gốc và các dạng tài nguyên, quyền để truy cập vào tài nguyên sẽ được cung cấp bởi dữ liệu này.
IV.Những lợi ích mà siêu dữ liệu mang lại:
Có thể tìm kiếm tài nguyên theo toàn bộ các tiêu chí một cách thoải mái
Nhận diện được nhiều tài nguyên khác nhau một cách dễ dàng.
Thu thập các tài nguyên dựa trên chủ để.
Lần theo dấu vết của các tài nguyên.