TIA CỰC TÍM LÀ GÌ? TÁC HẠI CỦA TIA CỰC TÍM ĐỐI VỚI LÀN DA?

TIA CỰC TÍM LÀ GÌ? TÁC HẠI CỦA TIA CỰC TÍM ĐỐI VỚI LÀN DA? Led Sang
Led Sang
Author:
undefined
TIA CỰC TÍM LÀ GÌ? TÁC HẠI CỦA TIA CỰC TÍM ĐỐI VỚI LÀN DA?
Tia cực tím là “kẻ thù” lớn nhất của làn da và là nguyên nhân hàng đầu khiến da bị đen sạm, lão hóa nhanh. Thậm chí, đây còn là thủ phạm chính gây ung thư da. Để hiểu rõ tia cực tím là gì và những tác động của chúng, dưới đây hãy cùng Ledsang tìm hiểu nhé.

Tin tức

Tia cực tím là gì?

Tia cực tím còn gọi là tia tử ngoại hoặc tia UV có bước sóng ngắn hơn ánh sáng khả kiến nhưng dài hơn tia X. Trong ánh sáng mặt trời tia cực tím chiếm khoảng 10% và được chia thành 3 loại:

  • Tia UVA: Còn gọi là sóng dài hay ánh sáng đen, bước sóng từ 380-315 nm.
  • Tia UVB: Còn gọi là sóng trung, bước sóng từ 315-280 nm.
  • Tia UVC: Còn gọi là sóng ngắn hay sóng có tính tiệt trùng, bước sóng ngắn hơn 280 nm.

Thực tế chỉ có 1/3 lượng tia cực tím trong ánh sáng mặt trời thâm nhập vào bầu khí quyển và chiếu xuống đất.

Trong đó 95% là tia UVA, 5% là tia UVB, còn tia UVC do bước sóng ngắn và bị tầng ozone bảo vệ trái đất hấp thụ hoàn toàn nên không gây ảnh hưởng.

Tuy nhiên, tia UVC lại được tìm thấy nhiều trong nguồn UV nhân tạo như đèn huỳnh quang, đèn halogen, đèn chiếu laser, giường nằm nhuộm da,…

                                 

* Yếu tố tác động đến cường độ tia cực tím

    Có nhiều yếu tố tác động đến cường độ của tia cực tím bao gồm:

  • Thời gian trong ngày: Tia cực tím tác động mạnh nhất trong khoảng thời gian 10-16h.
  • Mùa trong năm: Cường độ mạnh hơn vào mùa xuân và hè, yếu hơn vào mùa thu và đông.
  • Vị trí địa lý: Tác động mạnh ở vùng nhiệt đới, gần đường xích đạo.
  • Phản xạ bề mặt: Có thể phản xạ lên các bề mặt nước, cát, tuyết, vỉa hè, thảm cỏ,… rồi tác động lên da.
  • Độ cao: Mạnh hơn khi tiếp cận ở độ cao lớn.
  • Độ che phủ của mây: Một số đám mây có khả năng che phủ một phần và làm giảm sự phơi nhiễm tia cực tím.

* Tác hại của tia UV với làn da

Mặc dù có nhiều lợi ích như giúp cơ thể tổng hợp vitamin D, khử trùng và tiệt trùng,… thế nhưng tia UV lại tác động tiêu cực đến làn da nếu tiếp xúc quá nhiều.

- Gây bỏng da (cháy nắng)

  • Trong số các tác hại của tia UV thì bỏng da là thường gặp nhất. Nhiều người gọi tình trạng này là da bị cháy nắng.
  • Cụ thể nếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu, năng lượng từ tia UV sẽ khiến các tế bào da bị tổn thương. Lúc này máu chảy nhiều về vùng da bị tổn thương để “làm dịu” các tế bào. Khi đó da sẽ chuyển qua màu đỏ.

- Gây lão hóa da

  • Tia UV đặc biệt là tia UVA có khả năng xuyên qua cửa kính, quần áo và tác động trực lên tầng hạ bì của da gây ra các vết sạm và nám.
  • Ngoài ra chúng còn xâm nhập sâu vào tầng hạ bì phá hủy collagen và mô liên kết bên dưới khiến da bị lão hóa nhanh chóng.
  • Vì vậy chúng ta thường thấy vùng da bị tác động trực tiếp với ánh nắng mặt trời sẽ bị đen sạm, nhiều nếp nhăn và kém đàn hồi hơn các vùng da được bảo vệ.hưng cũng có vài đám mây phản xạ ngược lại và tăng cường chiếu xuống trái đất.

- Gây ung thư da

  • Nghiên cứu cho thấy có đến 90% ca mắc ung thư da là do bức xạ UV. Trong đó, tia UVB là tác nhân trực tiếp.
  • Cụ thể tia UVB tấn công tầng biểu bì của da và gây ra hàng loạt tổn thương, khiến da bị khô nẻ, đen sạm, xuất hiện vết nám, tàn nhang, đồi mồi.
  • Nếu cường độ cao hơn chúng còn kích thích sản sinh các tế bào hỏng ở lớp đáy tầng biểu bì. Theo thời gian các tế bào này liên kết với nhau, hình thành khối u và gây ung thư da.

* Cách phòng tránh tác hại của tia UV với da

Chống nắng là cách tốt nhất để phòng tránh tác hại của tia cực tím đối với làn da.

- Sử dụng trang phục chống nắng

  • Để bảo vệ da trước tác hại của tia UV bạn cần sử dụng trang phục che chắn khi đi ra ngoài. Bên cạnh mặc quần áo dài, nên kết hợp với đội mũ, đeo mắt kính râm, mang khẩu trang, mặc áo khoác và đeo găng tay.
  • Đặc biệt trong khoảng thời gian 10-14h cần phải che chắn kỹ càng cho da. Ưu tiên cho những trang phục có màu tối và phụ kiện có khả năng chống nắng. Chẳng hạn như áo khoác màu đen, mắt kính và khẩu trang chống tia UV,…

- Thoa kem chống nắng

  • Sử dụng kem chống nắng là cách bảo vệ da phổ biến và mang lại hiệu quả cao nhất. Khi chọn kem chống nắng cần lưu ý đến chỉ số SPF và PA.
  • Trong đó SPF là chỉ số chống tia UVB. Chỉ số càng cao thì khả năng chống tia UVB càng mạnh mẽ. Tốt nhất nên chọn kem chống nắng có SPF ≥ 30.
  • Còn PA là chỉ số cho biết khả năng chống tia UVA. Số cộng của chỉ số này càng nhiều thì khả năng chống nắng càng lớn. Tốt nhất nên chọn kem chống nắng có chỉ số từ PA+++ đến PA++++.
  • Tùy loại da mà chọn sản phẩm kem chống nắng phù hợp. Nên thoa trước khi đi ra ngoài từ 20-30 phút. Và sau mỗi 2-3 giờ thì thoa lại một lần. Nếu ở trong mát thì mỗi lần thoa cách nhau 4 giờ.

                                   ​